Hội thảo-hợp tác “Ứng dụng mã nguồn mở ở Nhật Bản và Việt Nam” tại Đại học Đông Á

Tại Đại học Đông Á , chiều ngày 13/3 đã diễn ra Hội thảo “Ứng dụng mã nguồn mở ở Nhật Bản và Việt Nam” và Ký kết hợp tác đào tạo và chuyển giao chương trình đào tạo Mã nguồn mở và An ninh mạng giữa Viện LPI (Nhật Bản), Công ty Evolable Asia và ĐH Đông Á.

Kyket_DHDAvaLPI 

Ký kết hợp tác đào tạo Mã nguồn mở và An ninh mạng giữa Viện LPI (Nhật Bản), Công ty Evolable Asia và ĐH Đông Á.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ hợp tác quốc tế giữa Đại học Đông Á với các đối tác chiến lược hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm tự do mã nguồn mở của Nhật Bản (Viện LPI-Japan, Công ty Evolable Asia, Công ty S2,…) và các Sở ban ngành, hiệp hội phần mềm tại Đà Nẵng.

Được xem là xu thế phát triển tất yếu trong bối cảnh thị trường công nghệ thông tin thế giới đầy tính cạnh tranh hiện nay, mã nguồn mở đã và đang mang đến ngày càng nhiều cơ hội nghiên cứu, cải tiến, phát triển phần mềm, đặc biệt là cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực phần mềm mã nguồn mở trong tương lai cho sinh viên CNTT.

Dịp này, Đại học Đông Á và Viện đào tạo và nghiên cứu Linux Professional Institute-Japan (LPI-Japan) và Công ty Evolable Asia cũng đạt được thỏa thuận hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao chương trình đào tạo Mã nguồn mở và An ninh mạng để tiến tới thành lập Trung tâm cấp chứng chỉ Linux tại ĐH Đông Á. Ông Gen Narui – Giám đốc Viện LPI-Japan cũng chính thức trở thành cố vấn phát triển mã nguồn mở cho ĐH Đông Á.

Trong phần trình bày tham luận “Sử dụng mã nguồn mở ở Nhật Bản” của mình, ông Gen Narui – Giám đốc Viện LPI-Japan nêu ra nhiều con số ấn tượng về tính tất yếu của OSS (Open Source Software): “Thời điểm này, khoảng 99.6% các siêu máy tính đều sử dụng hệ thống Linux: hệ điều hành máy tính (OS) nguồn mở. Tỉ lệ sử dụng hệ thống Linux trên thị trường máy tính hiệu suất cao là 99.8%, một con số rất lớn và thống lĩnh thị trường. Windows không hề có tỉ lệ phần trăm nào trong cùng thị trường. Đối với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ máy tính, các công nghệ tiên tiến đắt đỏ nhất luôn không ngừng gây tác động và lấn át các công nghệ rẻ hơn. Điều này có nghĩa, chính vì thị phần của Linux trong lĩnh vực máy tính hiệu suất cao là gần 100%, tỉ lệ cổ phần của Linux trong các ứng dụng công nghệ phổ thông khác, trừ lĩnh vực máy tính cá nhân để bàn, dĩ nhiên sẽ gia tăng trên thế giới.

????????????????????????????????????

Ông Gen Narui – Giám đốc Viện LPI-Japan trình bày tham luận “Sử dụng mã nguồn mở ở Nhật Bản” .

Công ty “ông trùm” về công nghệ như Google, Yahoo, Amazon.com, Facebook và Twitter đều đã sử dụng hệ thống Linux để vận hành và cung cấp dịch vụ khắp toàn cầu. Trên thị trường trao đổi chứng khoán thế giới, các thị trường như The New York Stock exchange, NASDAQ, Londo, Tokyo và hơn 80% các thị trường mua bán chứng khoán khác trên thế giới đều sử dụng Linux để vận hành hệ thống của họ. Trường hợp tương tự cũng đang diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng”.

Tham dự và trình bày tham luận về “Thực trạng ứng dụng phần mềm mã nguồn mở tại các đơn vị hành chính sự nghiệp của thành phố Đà Nẵng”, ông Nguyễn Quang Thanh – Giám đốc Sở TT&TT TP. Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng hiện đang sử dụng mã nguồn mở một cách hiệu quả, và cơ hội phát triển cho những người làm trong lĩnh vực này tại TP. Đà Nẵng là rất lớn. Ông cũng đánh giá cao mối liên kết hợp tác mang tính đột phá giữa ĐH Đông Á và Viện LPI-Japan, Công ty Evolable Asia trong việc đào tạo và phát triển lĩnh vực mã nguồn mở, hướng đến cung ứng nhân lực CNTT chất lượng cao cho TP. Đà Nẵng.

Xuyên suốt trong hội thảo, các chuyên gia đến từ Nhật Bản cùng trao đổi, chia sẻ những mô hình, các giải pháp mã nguồn mở và các hệ thống chứng chỉ mã nguồn mở hiện có tại Nhật Bản. Các đại điện đến từ Việt Nam gồm Câu lạc bộ Phần mềm tự do mã nguồn mở (VFOSSA), Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Đà Nẵng (DSA),… cũng giới thiệu tình hình ứng dụng mã nguồn mở tại Việt Nam, trong đó ông Nguyễn Tuấn Phương – GĐ FPT Shopware cũng tham gia trình bày tham luận về “Nhu cầu và yêu cầu nguồn nhân lực CNTT tại Đà Nẵng trong 5-10 năm tới”.

Được biết, Viện LPI-Japan là tổ chức phi lợi nhuận, cung cấp các bài thi cấp chứng chỉ trong lĩnh vực nguồn mở hàng đầu tại Nhật. LPI-Japan có khối lượng thí sinh dự thi chứng chỉ cao nhất thế giới cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực nguồn mở. LPI-Japan là thành viên đóng góp lớn nhất thế giới vào sự phát triển của các ngành nghề công nghệ thông tin nguồn mở ở Nhật Bản thông qua các chương trình cấp chứng nhận.

Đại học Đông Á cũng mở rộng chương trình hợp tác thiết thực với hơn 20 đối tác có uy tín cao nhằm tăng tỉ lệ việc làm cho SV tại thị trường ASEAN và các nước khác.

Thỏa thuận hợp tác giữa ĐH Đông Á và Cty S2, Cty DigitalShip, Cty Interlillence Business Solutions, Framgia Việt Nam, Cty Nexle – những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đào tạo kỹ sư CNTT cũng đã và đang mang đến cơ hội thực tập hưởng lương 1 năm tại Nhật cho từ 50 SV CNTT mỗi năm, kể từ năm 2016.

Đồng thời, với mối liên kết hợp tác giữa Khoa CNTT với hơn 30 DN hoạt động trong lĩnh vực CNTT tại Đà Nẵng và khu vực miền Trung như VDC3, FPT Software, CMC, Viettel, Mobile,… về CTĐT thực hành theo yêu cầu DN, thực tập nghề nghiệp 3 học kỳ tại DN cũng gia tăng đáng kể cơ hội được ưu tiên tuyển dụng ngay cho SV CNTT khi ra trường.

Nguồn tin: Báo điện tử  News Thời Đại