Vận dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/2006 QĐ-BTC vào nghiên cứu chế độ kế toán theo QĐ 48 QĐ-BTC

Bài viết này đặt trọng tâm vào sự khác biệt giữa hai chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính nhằm cung cấp cho sinh viên khoa kế toán trường Đại học Đông Á các kiến thức ứng dụng làm kế toán theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

ABSTRACT

This article focuses on the differences between the two accounting regimes Decision No. 15/2006/QD - BTC và Decision No. 48/2006/QD - BTC the Ministry of Finance to provide students of Accounting Department at Dong A University knowledge application accountants Decision No. 48/2006/QD - BTC in small and medium businesses

1. Đặt vấn đề

Ngày 20 tháng 03 năm 2006 Bộ Tài chính ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Ngày 14/9/2006 Bộ tài chính ban hành Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước là công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Trong thời gian học tại trường, sinh viên khoa kế toán trường Đại học Đông Á được tiếp cận chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, nhưng khi đi thực tập cũng như ra trường xin việc làm thì có thể làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy sinh viên sẽ gặp không ít lúng túng khi thấy chế độ kế toán có phần khác so với những gì mình đã học. Do đó, việc định hướng trước cho sinh viên nghiên cứu chế độ kế toán theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC trước khi đi thực tập là điều rất cần thiết.

2. Sự khác biệt về chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC

Ở hầu hết các khoa kế toán trong các trường đại học hiện nay đều đi sâu vào giảng dạy chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. SV học chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC là học kiến thức tổng quát nhất, đầy đủ nhất về chế độ kế toán doanh nghiệp của Việt Nam. Từ các kiến thức đã học sinh viên có thể ứng dụng làm kế toán theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC trên cơ sở tổng hợp phân tích những điểm giống nhau (để kế thừa) và khác nhau giữa 2 chế độ trên (để vận dụng cho phù hợp). Sự giống nhau giữa chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC đều được xây dựng trên cơ sở áp dụng 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tuy nhiên đối với DN nhỏ và vừa (áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC), do quy mô nhỏ hơn nên phạm vị áp dụng 26 chuẩn mực cũng hạn chế hơn. Cụ thể:

* Các chuẩn mực kế toán áp dụng đầy đủ

TT Số hiệu và tên chuẩn mực
1. CM số 01 - Chuẩn mực chung
2. CM số 05 - Bất động sản đầu tư
3. CM số 14 - Doanh thu và thu nhập khác
4. CM số 16 - Chi phí đi vay
5. CM số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
6. CM số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
7. CM số 26 - Thông tin về các bên liên quan

* Các chuẩn mực kế toán áp dụng không đầy đủ

TT Số hiệu và tên chuẩn mực Nội dung không áp dụng
1. CM số 02- Hàng tồn kho Phân bổ chi phí sản xuất chung cố định theo công suất bình thường máy móc thiết bị
2. CM số 03- TSCĐ hữu hình Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao
3. CM số 04 TSCĐ vô hình
4. CM số 06 - Thuê tài sản Bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động
5. CM số 07- Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết Phương pháp vốn chủ sở hữu
6. CM số 08- Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh

- Phương pháp vốn chủ sở hữu;

- Trường hợp bên góp vốn liên doanh góp vốn bằng tài sản, nếu bên góp vốn liên doanh đã chuyển quyền sở hữu tài sản thì bên góp vốn liên doanh chỉ được hạch toán phần lãi hoặc lỗ có thể xác định tương ứng cho phần lợi ích của các bên góp vốn liên doanh khác;

- Trường hợp bên góp vốn liên doanh bán tài sản cho liên doanh: Nếu bên góp vốn liên doanh đã chuyển quyền sở hữu tài sản và tài sản này được liên doanh giữ lại chưa bán cho bên thứ ba độc lập thì bên góp vốn liên doanh chỉ được hạch toán phần lãi hoặc lỗ có thể xác định tương ứng cho phần lợi ích của các bên góp vốn liên doanh khác. Nếu liên doanh bán tài sản này cho bên thứ ba độc lập thì bên góp vốn liên doanh được ghi nhận phần lãi, lỗ thực tế phát sinh từ nghiệp vụ bán tài sản cho liên doanh.

7. CM số 10- Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài
8. CM số 15 - Hợp đồng xây dựng Ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng trong trường hợp nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch
9. CM số 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập hoãn lại
10. CM số 21- Trình bày báo cáo tài chính; Giảm bớt các yêu cầu trình bày trong báo cáo
11. CM số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Chỉ khuyến khích áp dụng chứ không bắt buộc
12. CM số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót Áp dụng hồi tố đối với thay đổi chính sách kế toán

* Các chuẩn mực kế toán không áp dụng

TT Số hiệu và tên chuẩn mực
1. CM số 11 - Hợp nhất kinh doanh
2. CM số 19 - Hợp đồng bảo hiểm
3. CM số 22 - Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự
4. CM số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con
5. CM số 27 - Báo cáo tài chính giữa niên độ
6. CM số 28 - Báo cáo bộ phận
7. CM số 30 - Lãi trên cổ phiếu

Như vậy chế độ kế toán doanh nhiệp nhỏ và vừa được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ 7 chuẩn mực kế toán thông dụng, áp dụng không đầy đủ 12 chuẩn mực kế toán và không áp dụng 7 chuẩn mực kế toán do không phát sinh ở doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc do quá phức tạp không phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó chế độ kế toán theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC có một số điểm khác so với Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC như sau:

a. Về hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC chi tiết hơn, cụ thể hơn. Hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC không sử dụng một số tài khoản (TK113, TK136, 144, TK151, TK 621, 622, 623, 627…), hoặc có một số tài khoản có cùng tên gọi (hoặc nội dung tương tự) nhưng thay đổi số hiệu tài khoản:

Ví dụ:

Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC Nội dung thay đổi

- TK 121: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
TK cấp 2: TK1211: Cổ phiếu
TK 1212: Trái phiếu
- TK 128: Đầu tư ngắn hạn khác
TK cấp 2: TK1281: Tiền gửi có kỳ hạn
TK 1288: Đầu tư ngắn hạn khác

TK 121: Đầu tư tài chính ngắn hạn TK đầu tư tài chính ngắn hạn được dùng để thay thể cho 2 tài khoản (đầu tư chứng khoán ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác)
TK 129: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

TK 159: Các khoản dự phòng
TK 1591: Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn

Thay đổi số hiệu TK
TK 222: Vốn góp liên doanh TK 2212: Vốn góp liên doanh Thay đổi số hiệu TK
TK 641: Chi phí bán hàng
TK 642: Chi phí Quản lý DN

TK 642: Chi phí Quản lý kinh doanh. Chi tiết TK cấp 2:
- TK 6421: Chi phí bán hàng
- TK 6422: Chi phí Quản lý DN

Thay đổi số hiệu TK
... ...  

b. Hình thức sổ kế toán

Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC Nội dung thay đổi

Sử dụng 1 trong 5 hình thức:
1. Hình thức kế toán Nhật ký chung
2.Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái
3.Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
4. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ
5. Hình thức kế toán trên máy vi tính

Sử dụng 1 trong 4 hình thức:
1. Hình thức kế toán Nhật ký chung
2.Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái
3.Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
4. Hình thức kế toán trên máy vi tính

Không sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ

c. Về hệ thống báo cáo tài chính: Mẫu biểu báo cáo tài chính theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC rút gọn hơn so với Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC.

Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC Nội dung thay đổi

Báo cáo bắt buộc
1. Bảng cân đối kế toán
2.Báo cáo kết quả kinh doanh
3.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
4. Thuyết minh báo cáo tài chính

- Báo cáo bắt buộc
1. Bảng cân đối kế toán
2.Báo cáo kết quả kinh doanh
3. Thuyết minh báo cáo tài chính
- Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu sau:
Bảng Cân đối tài khoản:

Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

3. Vận dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC vào nghiên cứu chế độ kế toán theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC

Do một số sự thay đổi về danh mục tài khoản nên phương pháp hạch toán (theo chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa) có một số thay đổi như sau:

- Đối với những tài khoản có cùng tên gọi hoặc có nội dung tương tự Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC nhưng thay đổi số hiệu tài khoản, khi hạch toán kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC chuyển sang Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC chỉ thay đổi số hiệu tài khoản tương ứng.

Ví dụ:

Nội dung nghiệp vụ Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC
1. Tính tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng

Hạch toán: Nợ TK 641
Có TK 334

Hạch toán: Nợ TK 642 (6421)
Có TK 334

2. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên bộ phận bán hàng

Hạch toán: Nợ TK 641
Nợ TK 334…
Có TK 338

Hạch toán: Nợ TK 642 (6421)
Nợ TK 334…
Có TK 338

  ... ...

-Đối với những tài khoản doanh nghiệp nhỏ và vừa không sử dụng(so với Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC), nhưng khi có phát sinh nghiệp vụ kinh tế thì chế độ kế toán DN nhỏ và vừa xử lý như sau:

+ TK 151: Hàng mua đang đi đường (Không sử dụng)

Trường hợp doanh nghiệp đã nhận được hóa đơn mua hàng nhưng nguyên liệu, vật liệu chưa về nhập kho đơn vị thì kế toán lưu hóa đơn vào một tập hồ sơ riêng “Hàng mua đang đi đường” chờ đến khi nguyên liệu vật liệu về nhập kho sẽ ghi sổ (trích trang 88 - Chế độ kế toán DN nhỏ và vừa – Nhà xuất bản Lao động - Xã hội Hà nội 2006 )

+ TK 144: Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn

DN nhỏ và vừa không sử dụng tài khoản 144, vì vậy khi phát sinh nghiệp vụ cầm cố, ký quỹ ký cược ngắn hạn kế toán sử dụng tài khoản 138 (1388) – Phải thu khác (trích dòng thứ 05 trang 67 - Chế độ kế toán DN nhỏ và vừa – Nhà xuất bản Lao động - Xã hội Hà nội 2006 )

+ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công, TK 627 – Chi phí sản xuất chung

DN nhỏ và vừa không sử dụng các TK 621, 622, 623, 627 vì vậy khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan tới chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung ở những DN áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán phản ánh vào tài khoản 154– Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Nếu DN áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì khi phát sinh các khoản chi phí trên kế toán phản ánh vào tài khoản 631 – Giá thành sản xuất

Ví dụ: 1. Nếu DN hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên

Nội dung nghiệp vụ Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC
1. Xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm

Hạch toán: Nợ TK 621
Có TK 152

Hạch toán: Nợ TK 154
Có TK 152
2. TIền lương, tiền công và các khoản khác phải trả CNSX Hạch toán: Nợ TK 622
Có TK 334, 338
Hạch toán: Nợ TK 154
Có TK 334, 338
  ... ...

2. Nếu DN hạch toán HTK theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Nội dung nghiệp vụ Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC
1. Đầu kỳ kết chuyển CP sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ

Hạch toán: Nợ TK 631
Có TK 154

Hạch toán: Nợ TK 631
Có TK 154

2. Trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất sử dụng cho sxkd trong kỳ

Hạch toán: Nợ TK 621,623…
Có TK 611

Hạch toán: Nợ TK 631
Có TK 611

3. Chi phí tiền lương nhân công trực tiếp, nhân công quản lý

Hạch toán: Nợ TK 622, 627
Có TK 334

Hạch toán: Nợ TK 631
Có TK 334

4. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ

Hạch toán: Nợ TK 622,627…
Có TK 338

Hạch toán: Nợ TK 631
Có TK 338

5. Cuối kỳ kết chuyển chi phí

Hạch toán: Nợ TK 631
Có TK 621,622,627

Không phát sinh nghiệp vụ
6. Cuối kỳ kiểm kê xác định giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang CK

Hạch toán: Nợ TK 154
Có TK 631

Hạch toán: Nợ TK 154
Có TK 631

7. Giá thành sản phẩm nhập kho

Hạch toán: Nợ TK 632
Có TK 631

Hạch toán: Nợ TK 632
Có TK 631

- Ngoài ra có một số tài khoản DN nhỏ và vừa không sử dụng (so với Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC) do không phát sinh nghiệp vụ ở các DN nhỏ và vừa:

Cụ thể:

Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC Nguyên nhân

+ TK 136 –Phải thu nội bộ
+ TK 336 –Phải trả nội bộ

Không sử dụng do không phát sinh nghiệp vụ ở DN nhỏ và vừa
+ TK158 – Hàng hóa kho bảo thuế: Không sử dụng chỉ áp dụng cho DN có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho sản xuẩt hàng xuất khẩu
+ TK161- Chi sự nghiệp Không sử dụng chỉ sử dụng ở những đơn vị có các hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án được NSNN hoặc cấp trên cấp kinh phí …
+ TK 221 – Đầu tư vào công ty con Không sử dụng do không phát sinh nghiệp vụ ở DN nhỏ và vừa
+ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại Không sử dụng (nội dung không áp dụng ở chuẩn mực số 17)
+ TK 337 – Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng Không sử dụng (ND không áp dụng ở CM số 15)
+ TK 347 – Thuế TNDN hoãn lại phải trả Không sử dụng (nội dung không áp dụng ở chuẩn mực số 17)
+ TK 512 – Doanh thu nội bộ Không sử dụng (không phát sinh nghiệp vụ ở DN nhỏ và vừa)

TK 113: TIền đang chuyển
TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Không sử dụng (không phát sinh nghiệp vụ ở DN nhỏ và vừa)

4. Kết luận

Như vậy, chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC là chế độ kế toán áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Sinh viên học chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC là học kiến thức tổng quát nhất, đầy đủ nhất về chế độ kế toán doanh nghiệp của Việt Nam. Chế độ kế toán theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC nhìn chung giống với chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC nhưng phạm vi áp dụng các chuẩn mực kế toán hạn chế hơn. Sinh viên khoa kế toán trường Đại học Đông Á học chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC vẫn có thể ứng dụng làm kế toán theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC trên cở sở tổng hợp phân tích một số điểm khác nhau giữa 2 chế độ trên. Nắm vững được sự khác nhau đó sinh viên khoa kế toán trường Đại học Đông Á hoàn toàn có thể tự tin khi làm việc ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS.Phan Đức Dũng, Kế toán tài chính, Nhà xuất bản thống kê - Năm 2008

[2] Bộ Tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp: Quyển 1: Hệ thông tài khoản kế toán; Quyển 2: Báo cáo kế toán, chứng từ và sổ kế toán - Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của BTC,Nhà xuất bản Tài chính-Hà Nội 2006

[3] Bộ Tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ/BTC ngày 14/09/2006 của BTC, Nhà XB Lao động -Xã hội HN 2006

ThS. Phạm Thị Nhung