Kỹ năng phỏng vấn xin việc Kế toán: nên hay không nên cho một cuộc phỏng vấn?

Kế toán là một ngành hot vì hằng năm số lượng tuyển sinh vào ngành này cao hơn so với các ngành khác trong khối ngành kinh tế và số lượng tuyển kế toán đầu vào của các công ty trong những năm gần đây cũng thuộc vào hàng topten. Tuy nhiên khi nền kinh tế đang đi xuống thì mức tuyển kế toán dường như bị chững lại vì thế việc xin được công việc tốt, phù hợp với ngành nghề mình học không chỉ ở kiến thức, bằng cấp mà sự tự tin, bản lĩnh, cách xử lí tình huống khôn khéo cũng là việc góp phần quan trọng khi xin việc.

Bài viết hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiêm và cả những câu hỏi thường gặp để các bạn tham khảo và chuẩn bị cho buổi phỏng vấn nhé!

pv

1. Những việc không nên làm khi chuẩn bị phỏng vấn

  • Bạn đến muộn: đây là điều cấm kị nhất khi đi phỏng vấn vì nó sẽ làm bạn bị ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng.
  • Trang phục không phù hợp: sẽ thật chuyên nghiệp nếu bạn diện trên người bộ quần áo phù hợp với vị trí mình ứng tuyển.
  • Không tìm hiểu về công ty tuyển dụng: bạn sẽ thể hiện mình là người rất coi trọng công việc mình đang phỏng vấn nếu bạn biết đôi chút về công ty và công việc mình sắp làm.
  • Kỹ năng giao tiếp kém: giao tiếp là sợi dây liên kết mọi người với nhau, bạn không nên nói quá nhiều hoặc nói không đầy đủ 
  • Nói về điểm yếu một cách hăng say: nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn " Hãy cho chúng tôi biết điểm yếu của bạn là gì?", bạn không nên nói quá nhiều về điểm yếu thay vào đó là cách nói trái chiều làm cho điểm yếu của mình thành một điểm được nhà tuyển dụng đánh giá cao, chẳng hạn như: " điểm yếu của tôi là đam mê công việc và không sắp xếp được thời gian nên thường dành rất nhiều thời gian cho công việc"
  • Trả lời sai hoặc không đúng yêu cầu của câu hỏi: điều này sẽ làm nhà tuyển dụng khó chịu và cảm thấy bạn là người không tập trung cho công việc.
  • Phê phán quản lý công ty cũ: Thế giới đôi khi nhỏ bé hơn bạn tưởng và bạn không thể biết rằng người phỏng vấn tuyển dụng bạn là người chủ bạn cho là ngốc nghếch. Cách tốt nhất là bạn không nên để người phỏng vấn bạn nghĩ rằng bạn có thể nói như vậy về công ty/ anh chị ta khi bạn rời công ty.
  • Quên liên lạc sau phỏng vấn: Nếu bạn lo lắng rằng bạn đã không để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng? Bạn có chắc chắn rằng bạn đã gây ấn tượng với họ? Dù thế nào đi nữa thì hãy thể hiện sự quan tâm của bạn tới công việc bằng cách gửi một lá thư cảm ơn tới người phỏng vấn bạn, nhấn mạnh lại với họ rằng bạn rất hứng thú với vị trí và mong muốn được vào làm ở công ty.

2. Những việc nên làm để tạo ấn tượng tốt với nhà phỏng vấn và có cơ hội nhận được công việc đang phỏng vấn với tỷ lệ cao

  • Tìm hiểu về cách thức phỏng vấn

Trước khi tham gia phỏng vấn, bạn cần tìm hiểu xem hình thức của buổi phỏng vấn đó là gì (phỏng vấn hội đồng, phỏng vấn 1-1, phỏng vấn nhóm…), có phải làm bài test hay không, nếu có thì là test về vấn đề gì để chuẩn bị, bao nhiêu ứng viên sẽ tham gia phỏng vấn…

  • Tìm hiểu về vị trí ứng tuyển

Thông thường, các ứng viên chỉ đọc lướt qua thông tin tuyển dụng và bỏ lỡ những thông điệp quan trọng mà nhà tuyển dụng gửi gắm trong đó. Đây là một sai lầm. Bạn cần phân tích kỹ mô tả công việc trong thông tin tuyển dụng, và nghiên cứu xem kinh nghiệm và kỹ năng của bạn sẽ đáp ứng được đến đâu so với yêu cầu công việc. Bạn cũng có thể tìm những ví dụ tương đồng về công việc trước đây và mô tả bạn đã hoàn thành tốt công việc đó như thế nào.

  • Tìm hiểu thông tin về công ty mà bạn sắp đến phỏng vấn

Bạn có thể tìm hiểu về công ty mà bạn sắp đến phỏng vấn qua người thân, bạn bè, website, trang mạng xã hội facebookcủa công ty hoặc các phương tiện thông tin khác. Hãy đọc để ít nhất bạn cũng có thể trả lời được những câu hỏi như: Dịch vụ, sản phẩm, khách hàng và đối thủ cạnh tranh của công ty là gì? Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của Công ty? Điều gì đang là niềm tự hào của Công ty? Hoặc điều gì làm nên sự khác biệt của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh?

  • Tìm hiểu về người sẽ phỏng vấn bạn

Để tìm thông tin về người sẽ phỏng vấn bạn, ngoài việc liên hệ với bạn bè, người thân có mối liên hệ có thể cung cấp thông tin cho bạn, bạn có thể tìm hiểu thông tin từ mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn, Facebook, Twitter.

  • Chuẩn bị kiến thức về chính bạn

Hãy chuẩn bị tất cả thông tin về bạn như điểm mạnh, điểm yếu (tất nhiên là nói theo hướng tích cực), kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân, các ví dụ minh chứng, trả lời các câu hỏi về tại sao bạn lại chọn công việc bạn đang ứng tuyển, thông tin về bằng cấp của bạn (tại sao bạn lại học khóa học đó, hay là bạn đã học được những gì ở khóa học như vậy), các câu hỏi về cuộc sống hàng ngày của bạn…

  • Xác nhận thời gian và địa điểm mà bạn sẽ tham gia phỏng vấn

Một ngày trước cuộc phỏng vấn, bạn cần liên hệ với công ty để xác nhậnthời gian và người sẽ phỏng vấn hoặc hỗ trợ bạn trong buổi phỏng vấn. Sau đó, hãy đi đến địa điểm mà bạn sẽ tham gia phỏng vấn. Điều này đảm bảo rằng bạn biết đường và tính được thời gian để đến đúng giờ, không lo bị lạc đường hoặc đến muộn do không tìm được địa điểm vào ngày được phỏng vấn.

  • Hình ảnh chuyên nghiệp

Hãy chuẩn bị trang phục và mặc thử vào ngày hôm trước khi phỏng vấn, để đảm bảo bạn có trang phục thật gọn gàng, thoải mái, giúp bạn trở nên chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng. Tất nhiên, bạn cũng đảm bảo rằng đầu tóc, trang điểm, trang sức, quần áo, giày dép của bạn không rườm rà, lạc mốt hoặc lòe loẹt.

  • Tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn

Hãy nhờ người thân, bạn bè của bạn giúp bạn tập trả lời trước các câu hỏi mà bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi bạn Sau khi xác định chính xác bạn cần trả lời như thế nào, bạn có thể đứng trước gương để luyện tập cho đến khi nào bạn thấy không còn ngượng nghịu hoặc bị vấp khi nói mới thôi.Bằng cách này, bạn sẽ có thể trả lời phỏng vấn một cách trơn tru, mạch lạc, rõ nghĩa và thật sự gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

  • Chuẩn bị trước danh sách câu hỏi để hỏi người phỏng vấn

Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ dành cơ hội cho bạn hỏi bất kỳ câu hỏi nào bạn muốn. Đây chính là cơ hội để bạn chứng tỏ sự khác biệt giữa mình với các ứng viên khác. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị trước danh sách các câu hỏi thể hiện sự quan tâm của bạn đối với công việc, những câu hỏi thể hiện được khả năng, kỹ năng của bạn. Bạn cần tránh những câu hỏi về chế độ đãi ngộ, nếu bạn chưa chắc chắn mình trúng tuyển.

  • Chuẩn bị những thứ mang theo khi đi phỏng vấn

Để thể hiện bạn là người chu đáo và chuyên nghiệp, hãy chuẩn bị các thứ sau: Một túi xách đơn giản, hồ sơ của bạn, một cuốn sổ ghi chép, hai chiếc bút, danh sách những người giới thiệu bạn nếu có và sau cùng là thái độ tích cực, niềm tin vào bản thân rằng bạn là người xứng đáng nhất để được chọn.

  • Thư giãn bằng giấc ngủ ngon trước ngày phỏng vấn

Hãy thư giãn nếu bạn đã chuẩn bị chu đáo cho buổi phỏng vấn. Ngủ thật sâu và không thức khuya quá vào đêm trước hôm phỏng vấn. Cũng không ăn quá nhiều chất, uống rượu bia vào buổi tối trước ngày vì nó có thể là nguyên nhân làm cho bạn uể oải, có thể ảnh hưởng đến dạ dầy của bạn và khiến cho cơ thể bạn có mùi khó chịu.

  • Đến sớm để dành nhiều thời gian cho cuộc phỏng vấn

Hãy đến sớm khoảng 10-15 phút. Tránh đi vào giờ cao điểm hay đi vào các con phố đông. Việc đến sớm thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có tác phong làm việc nghiêm túc, và cơ hội trúng tuyển của bạn sẽ cao hơn rất nhiều. Khi đến sớm, hãy chỉnh chu lại trang phục, xem lại giấy tờ cần thiết, tạo cho mình sự thoải mái bằng cách đi thăm quan xung quanh công ty và nói chuyện với các ứng viên khác.

  • Khắc phục sự cố trước giờ phỏng vấn

Nếu chẳng may bạn gặp phải vấn đề nào đó mà không tham gia được, hoặc đến muộn, hãy gọi điện cho người phỏng vấn để thông báo về sự cố của mình, và xin phép đến muộn hoặc đổi ngày phỏng vẩn.

  • Những lỗi không nên mắc phải trong cuộc phỏng vấn

Hãy tắt điện thoại của bạn. Trả lời điện thoại khi bạn đang tham gia phỏng vấn, đó là cách nhanh nhất để nhà tuyển dụng loại bạn vì bạn đang làm hộ mất thời gian và để lại ấn tượng rằng bạn không thực sự muốn công việc đang ứng tuyển. Lơ đãng và ngắt lời là những lỗi khôngđược phép mắc phải trong buổi phỏng vấn.

hocktoanthuchanh01

Ngoài những chú ý về những việc nên hay không nên khi đi phỏng vấn ad xin gửi bạn thêm những câu hỏi thực tế mà các nhà tuyển dụng thường hỏi các ứng viên kế toán trong các buổi phỏng vấn thực tế:

  1. Bạn là sinh viên kế toán mới ra trường, bạn làm thế nào để thuyết phục chúng tôi tuyển bạn?

  2. Bạn đã có kinh nghiệm về kế toán, vậy những kinh nghiệm đó thuộc phần hành nào ?

  3. Bạn là kế toán kho ( tiền mặt ), vậy nếu như số liệu của bạn không trùng khớp với số liệu của thủ kho ( thủ quỹ )thì bạn sẽ xử lý như thế nào?

  4. Điều gì quan trọng nhất đối với người làm kế toán?

  5. Bạn dự tuyển vào vị trí kế toán bán hàng, vậy theo nghiệp vụ kế toán bạn biết làm những gì ? Bạn cần loại chứng từ, hóa đơn nào, các tài khoản nào bạn cần phải sử dụng thường xuyên (Tương tự như câu hỏi này dành cho kế toán kho, kế toán thuế, kế toán thu, chi, kế toán công nợ ..v.v. .)

  6. Hiện nay việc ứng dụng phần mếm kế toán vào trong công việc đã được rộng rãi, theo Bạn, Bạn thích làm bằng phần mềm hay làm trực tiếp trên excel, tại sao?

  7. Người ta cho rằng phần mềm kế toán là con dao hai lưỡi, bạn có thể giải thích và chứng minh điều đó không?

  8. Bạn đã và đang làm kế toán tại Công ty cũ được thời gian khá dài vây tại sao bạn lại muốn tìm công việc khác?

  9. Những nhiệm vụ nào khó khăn nhất trong nghề kế toán của bạn mà bạn đã từng xử lý ?

  10. Nếu số liệu kế toán do bạn làm sai có ảnh hưởng đến kết quả lời, lỗ của công ty thì bạn chịu trách nhiệm như thế nào?

  11. Tỷ lệ các loại bảo hiểm cho người lao động và DN trong năm .

  12. Thời gian hạch toán thuế TNDN và phân chia lãi vào các tài khoản khác?

  13. Thời gian nộp BC thuế?

  14. Điều gì quan trọng nhất đối với người làm kế toán?

  15. Điểm yếu nhất của bạn là gì?

  16. Bạn nghĩ bạn có thể hợp tác với chúng tôi trong bao lâu, nếu bạn được tuyển dụng vào công ty?

  17. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?

  18. Kiểu người thế nào sẽ làm cho bạn không muốn làm việc cùng?

  19. Hãy cho chúng tôi biết bằng cách nào chúng tôi có thể thấy bạn là tài sản của công ty chúng tô?

  20. Bạn có những kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này? Bạn đã có kinh nghiệm làm việc thực tế hay chưa?

Người tìm việc đặc biệt là sinh viên mới ra trường sẽ gặp khó khăn để tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng vì thế việc chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn là điều rất quan trọng ngoài ra việc có một số kinh nghiệm thực tế cũng là một phần quan trọng giúp ứng viên có được việc làm như mình mong muốn.

ST