Mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc, nên đưa gì vào CV?

Kinh nghiệm không phải tự dưng mà có, nó được tích lũy theo thời gian và quá trình làm việc của bạn. Khi mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc, có lẽ bạn sẽ lo lắng vì không có gì để đưa vào CV xin việc cả. Nhưng bạn đã lầm, bạn có rất nhiều thứ, thay vì áp lực vì cái mình không có hãy tập trung các điểm tích cực và nhấn mạnh vào những kỹ năng bạn có.

Đừng vì kinh nghiệm và đánh đổi sự trung thực của bạn, bạn sẽ mất nhiều hơn được. Một số người ghi vào CV xin việc mình có kinh nghiệm làm việc ở công ty ABC trong khi thực tế không có. Đừng nghĩ bạn có thể qua mắt nhà tuyển dụng vì chẳng khác nào "múa rìu qua mắt thợ". Hãy sử dụng cái mình có để thuyết phục nhà tuyển dụng. Bạn có lợi thế nào trong các yếu tố dưới đây?

Sinh viên mới ra trường cần làm gì để Cv xin việc thu hút nhà tuyển dụng

1. Tập trung vào mục tiêu trong tương lai 

Ngay khi mới ra trường, bạn không có một danh sách dài kinh nghiệm làm ở vị trí này công ty kia nhưng cái bạn có chính là tham vọng và nhiệt huyết tuổi trẻ. Cho nhà tuyển dụng biết hoài bão của bạn và điều gì bạn muốn đạt tới trong tương lai. Bắt đầu CV bằng một phần giới thiệu ngắn tóm tắt mục tiêu nghề nghiệp của bạn và mô tả một chút về tính cách cá nhân. Để có được một Cv hoàn chỉnh, ấn tượng, bạn cần phải tìm hiểu rõ  những chú ý khi làm Cv xin việc, để quá trình xây dựng bản CV của mình được trở nên hiệu quả và thiết thực nhất, tránh được những lỗi sai không đáng có, có như vậy thông qua một phần nào đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được chính xác năng lực của bạn.

Tránh sử dụng các câu phủ định như "Tôi chưa có kinh nghiệm làm việc" hay "Tôi chưa làm việc ở đâu trước đây", thay vào đó bằng đầu bằng câu như "Tương lai tôi hi vọng làm..." hay "Nguyện vọng của tôi là...". Giữ thái độ tích cực hướng đến tương lai và đừng để việc thiếu kinh nghiệm làm mài mòn sự tự tin của bạn.

2. Đặc điểm về tính cách

Một ứng viên thành công cho công việc nhất định thường sẽ chứng minh được rằng họ phù hợp với văn hóa của công ty tuyển dụng. Nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên có thể chia sẻ giá trị với tổ chức, người đó phải có thái độ tích cực, làm việc siêng năng, nỗ lực trong công việc và làm việc nhóm hiệu quả. Họ muốn biết người mà họ tuyển có tính cách hòa hợp với các nhân viên khác và cố gắng đạt kết quả làm việc tốt hay không. Đặc biệt nếu bạn ứng tuyển vào các vị trí như nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng... Thì tính cách sôi nổi, năng động khá phù hợp, bởi bạn thường xuyên phải tiếp xúc và gặp gỡ với rất nhiều khách hàng, nếu như nhà tuyển dụng thấy được sự năng động của bạn, chắc chắn dù bạn chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng họ vẫn sẽ trao cho bạn cơ hội có liên quan tới các công việc này.

Thông qua CV hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn có những tính cách thích hợp với vị trí đó; và đừng quên tìm hiểu trước đó để chắc chắn rằng nhận thức của bạn về văn hóa công ty là đúng đắn. Nếu không biết ai làm việc trong công ty để hỏi thăm thì hãy tìm kiếm trên các trang web việc làm để biết thêm thông tin.

moi ra truong chua co kinh nghiem lam viec nen dua gi vao cv 1

Kỹ năng xin việc dành cho các ứng viên mới ra trường cần nắm được

3. Kỹ năng 

Bạn chưa đi làm, chưa có kinh nghiệm làm việc không có nghĩa là bạn không sở hữu kỹ năng gì. Ngược lại, có rất nhiều thứ bạn thành thạo rất giá trị với nhà tuyển dụng. Viết một danh sách các kỹ năng khác nhau mà bạn có. Bạn biết sử dụng phần mềm nào? Bạn thông thạo kỹ năng máy tính nào khác? Có thể là gõ phím, sử dụng Photoshop hay tạo website. Ngay cả kỹ năng không liên quan trực tiếp đến vị trí công việc bạn đang ứng tuyển cũng có thể trở thành lợi thế khiến bạn khác biệt với các ứng viên khác. Bạn đang ứng tuyển vào nhiều vị trí khác nhau, hãy lưu ý rằng mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những yêu cầu khác nhau trong quá trình tuyển dụng, bạn cần phải thay đổi Cv xin việc cho phù hợp, hay cả khí bạn là ứng viên đã có kinh nghiệm đi tìm việc thì khi tìm việc mới, đừng quên làm mới Cv xin việc, cập nhật xu hướng cũng như bổ sung thêm những kỹ năng mình có được, có như vậy nhà tuyển dụng sẽ đánh giá năng lực của bạn cao hơn.

4. Thành tích học tập 

Chứng minh kiến thức của bạn bằng cách trình bày thành tích học tập trước đây. Liệt kê các trường bạn từng theo học và bằng cấp nhận được. Nếu bạn đã giành được giải thưởng hay đạt điểm cao ở một lĩnh vực đặc biệt, đừng ngần ngại kể ra những thành tích đó.

5. Hoạt động ngoại khóa

Trình bày các loại hoạt động ngoại khóa mà bạn đã trải ngiệm ngay cả khi đó không phải công việc truyền thống. Bạn đã làm công việc tình nguyện hay tham gia nhóm cộng đồng? Bạn đã tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường như khiêu vũ, diễn thuyết trước đám đông...? Những hoạt động này là một cách để bộc lộ con người bạn, bạn có phải một người có trách nhiệm và tích cực hay không.

Nguồn: goodcv.vn