Là một kế toán viên chắc hẳn các bạn từng thắc mắc: Vì sao phải chọn phần mềm kế toán Việt Nam ? Vì sao phần mềm kế toán Việt Nam chiếm ưu thế bên cạnh sự cạnh tranh của phần mềm kế toán nước ngoài? Và sau đây, tôi sẽ phân tích làm rõ hai câu hỏi trên.
1. Vì sao phải chọn phần mềm kế toán Việt Nam ?
Phần mềm kế toán quốc tế tuy phù hợp với quy mô của doanh nghiệp Việt Nam xong giá thành còn quá cao và gặp một số yếu tố bất lợi nên số lượng bán được còn rất hạn chế. Phần mềm kế toán Việt nam chiếm ưu thế trong thị trường nội địa.
Để đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều phần mềm kế toán chuyên nghiệp có nguồn gốc từ Mỹ như: Solomon, Sun System, Exact Software, Peachtree Accounting…Ở Mỹ, các phần mềm này được ứng dụng trong các công ty vừa và nhỏ. Do quy mô các doanh nghiệp lớn của Việt nam cũng chỉ tương ứng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Mỹ nên rất phù hợp sử dụng các phần mềm này. Vì sao phần mềm kế toán nước ngoài không chiếm được vị trí hàng đầu trong thị trường Việt nam ?
Điều đầu tiên phải nói đến đó là giá thành của các phần mềm quốc tế quá cao, làm mất đi khả năng cạnh tranh với những phần mềm nội địa tuy đơn giản nhưng giá phải chăng. Nắm bắt được một thị trường giàu tiềm năng, các nhà cung cấp phần mềm nước ngoài đã cố gắng đưa sản phẩm của mình vào đồng thời áp dụng các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiêp.
Tuy nhiên, giá thành dao động từ 10.000 đến hàng trăm ngàn USD, nó vượt quá ngân sách của các doanh nghiệp Việt nam. Vì thế nên số lượng bán ra còn rất khiêm tốn.
Đặc tính của các phần mềm nước ngoài là có tính chuyên nghiệp cao vì nó được xây dựng dựa trên các công cụ phát triển hiện đại theo các quy trình sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, giao diện và toàn bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng đều bằng tiếng Anh. Những bỡ ngỡ vì tiếp xúc lần đầu với phần mềm quốc tế cộng thêm việc phải tự tìm hiểu tư liệu bằng tiếng nước ngoài dẫn đến khai thác sử dụng chương trình không được như mong muốn. Ý tưởng chuyển đổi phần mềm sang tiếng việt còn gặp nhiều khó khăn và làm mất tính chính xác của phần mềm.
Tiếp đến, hệ thống kế toán của Việt Nam vẫn chưa có những qui đinh rõ ràng. Hệ thống kế toán của chúng ta không áp dụng 100% các qui định của bất cứ hệ thống kế toán nào trên thế giới. Trong khi đó, phần mềm lại được xây dựng theo hệ thống kế toán của nước sản xuất vì thế nên các thông tin không được phù hợp. Việc thay đổi các phần mềm để đáp ứng được với tình trạng chung của kế toán Việt nam yêu cầu một thời gian dài tiếp theo.
Mặt khác, các công ty sản xuất không có chi nhánh trực tiếp tại Việt Nam nên việc bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật không thuận tiện. Hệ thống máy vi tính sử dụng trong các doanh nghiệp không phải luôn luôn đảm bảo chất lượng quốc tế vì thế nên thường có những hỏng học nặng họặc mất mát dữ liệu. Chi phí cho bảo trì đôi khi rất cao vì doanh nghiệp phải nhờ đến các chuyên gia nước ngoài.
2. Vì sao phần mềm kế toán Việt nam đứng vững được trước sự cạnh tranh của phần mềm quốc tế ?
Do tận dụng nguồn nhân lực trong nước và áp dụng các chương trình ít phức tạp nên giá thành của các phần mềm Việt nam thấp hơn phần mềm quôc tế rất nhiều. Giá chỉ giao động từ vài trăm đến vài nghìn USD. Đây chính là ưu điểm cạnh tranh lớn nhất giúp phần mềm kế toán Việt nam dành được thị trường trong nước.
Phần mềm kế toán Việt Nam sản xuất ra nhằm mục đích cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam là chính, vì thế giao diện và tài liệu hướng dẫn sử dụng đều bằng tiếng Việt thuận lợi cho việc khai thác thông tin và sử dụng.
Các phần mềm chuyên nghiệp sản xuất trong nước được xây dựng dựa trên hệ thống kế toán Việt Nam nên hoàn toàn phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Các thay đổi thường xuyên của Bộ tài chính trong hệ thống tài khoản, hạch toán, hệ thống báo cáo cũng được cập nhật nhanh hơn so với các phần mềm nước ngoài. Bên cạnh đấy do giá thành không cao nên các doanh nghiệp có thể đặt hàng để có một phần mềm phù hợp nhất với hế thống quản lý của doanh nghiệp.
Công việc bảo hành, bảo trì nhanh chóng, kịp thời. Do các chuyên viên viết phần mềm và các nhân viên chuyển giao phần mềm đều là người Việt Nam và ở Việt Nam nên khoảng cách địa lý không tạo ra chi phí lớn cho việc bảo hành, bảo trì. Mặt khác, giá nhân công ở Việt Nam rẻ hơn nhiều so với các chi phí cho người nước ngoài mỗi khi cần các chuyên viên kinh nghiệm nên việc bảo hành, bảo trì cũng tốn chi phí ít hơn.
Tuy nhiên, phần mềm Việt Nam không phải không có nhiều điểm hạn chế. Đối với các doanh nghiệp áp dụng hai hệ thống kế toán; Việt Nam và hệ thống khác như US GAAP, IASB thì không tránh khỏi gặp những lung túng khi hoàn thành sổ sách theo hệ thống kế toán nước ngoài. Giữa phần mềm kế toán Việt Nam và quốc tế là cả một khoảng cách khác nhau lớn về cấu trúc và công nghệ. Thêm vào đấy, người làm kế toán chỉ quen làm với giao diện tiếng việt cũng như không khai thác tài liệu bằng tiếng nước ngoài làm hạn chế và kìm hãm sự trau dồi kiến thức.
Tính hiệu quả của phần mềm phụ thuộc vào sự quyết định của các nhà doanh nghiệp. Một phần mềm chuyên nghiệp của nước ngoài không chắc đã là sản phầm hữu hiệu. Những nhận xét trên đấy đã cho thấy phần mềm kế toán quốc tế có nhiều điều hạn chế trong doanh nghiệp Việt nam. Bên cạnh đó, giá thành hạ cũng không phải là tiêu chí duy nhất để chọn lựa phần mềm. Trong tương lai, với sự phát triển của công nghệ và biến đổi của thị trường, doanh nghiệp sẽ đón nhận những phần mềm kế toán phù hợp hơn và ứng dụng.
Nguồn tin: Khoa Kế toán – Tài chính (Sưu tầm)