Nên học kế toán tổng hợp hay kế toán chi tiết? Một câu hỏi không ít người phải phân vân khi lựa chọn (trong đó có cả tôi), nên chọn học cái nào cho phù hợp?
Nếu chọn Tổng hợp thì bạn không biết truy nguyên nguồn gốc của những chứng từ, phần hành này từ đâu? Còn nếu chọn Chi tiết thì học biết khi nào mới xong vì có nhiều phần hành kế toán? Và quan trọng vẫn là học ở đâu? Liệu có đáng tin cậy không? Suy nghĩ đó của bạn cũng chính là suy nghĩ trong tôi lúc bấy giờ. Lúc tôi mới vừa chập chững vào nghề có bạn có tin rằng là đến mặt mũi tờ hóa đơn ra sao tôi cũng không biết, huống hồ viết nó như thế nào!?!? Nhưng nay đã khác rồi, vì tôi đã được hướng dẫn, tự trãi nghiệm cũng như tích lũy kinh nghiệm từ người đi trước và cả chính tôi!
Nên học kế toán tổng hợp hay kế toán chi tiết
Kế toán tổng hợp thực ra là 1 quá trình trải nghiệm qua các khâu của kế toán phần hành. Kế toán tổng hợp là người có khả năng phối hợp số liệu của các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính. Nếu vào làm ngay kế toán tổng hợp mà chưa có kinh nghiệm qua kế toán chi tiết thì bạn sẽ không thể làm được gì. Kế toán tổng hợp chỉ dưới quyền kế toán trưởng, nên các việc: hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra kiểm soát, điều chỉnh chứng từ là điều không thể thiếu. Để được đưa vào vị trí này, người kế toán cần có sự hiểu biết bao quát toàn bộ quy trình kế toán của đơn vị, sự am hiểu các quy định về báo cáo tài chính và thuế cũng như khả năng phối hợp công việc các nhân viên trong bộ phận kế toán.
Bạn phải đi từ kế toán chi tiết phần hành, nhưng điều đó không nhất thiết bạn phải qua hết các khâu. Mà bạn có thể đi đường tắt bằng cách học lóm từ Kế toán phần hành khác mà theo bạn nó là chủ đạo hay nghiệp vụ nó gần với kế toán tổng hợp.
Kế toán chia ra các nhóm:
- Kế toán thanh toán: thu chi, tạm ứng, vật tư
- Kế toán lương&bảo hiểm: lương, bảo hiểm
- Kế toán thuế: mỗi loại thuế là 1 kế toán đảm trách
- Kế toán tổng hợp: công nợ, ngân hàng, doanh thu
Cũng như Tôi, một ví dụ điển hình: bạn có thể chọn Kế toán doanh thu (hay còn gọi là kế toán bán hàng), công việc này bạn kiêm luôn Kế toán công nợ. Làm ở khâu này, bạn có thể bỏ qua: Kế toán kho, công nợ phải trả (vì công nợ phải thu cũng tương tự công nợ phải trả) và khi bán hàng, bạn cũng phải đối chiếu lượng xuất ra với kế toán kho thành phẩm (bạn có thể liên hệ công việc quản lý kho thành phẩm với các kho vật tư của Doanh nghiệp). Rồi những chứng từ thanh toán chi phí vận chuyển, phí khác: liên quan đến kế toán tiền mặt, tạm ứng,… mặc dù bạn chỉ xác nhận trên chứng từ, rồi bàn giao cho các kế toán nêu trên, nhưng bạn hoàn toàn có thể quan sát cách thức người ta làm, và tự rút ra bài học cho bản thân – đó là điều hiển nhiên bạn có thể làm được!
Bởi theo kinh nghiệm của tôi là thế, bạn có thể chạy nước rút bằng cách trên. Tuy nhiên, nếu bạn chọn Kế toán tổng hợp trước thì bạn phải tăng tốc và làm việc với tần suất nhiều, đó là: song song với công việc Kế toán tổng hợp mà bạn đang đảm trách hàng ngày, bạn phải chấp vá và lấp đầy lỗ hổng kiến thức về nghiệp vụ các phần hành chi tiết thật nhanh. Điều này đòi hỏi bạn phải khéo léo để kế toán viên của bạn không nhận ra điều đó. Nếu không, chiếc ghế của bạn sẽ bị “cưa” vào bất cứ lúc nào bởi kế toán viên có thâm niên đấy bạn à!
Bí quyết của riêng tôi là:
- Trước tiên, Bạn đầu quân vào Doanh nghiệp lớn,
- Chọn công việc mà bạn yêu thích.
- Sau đó, làm giúp việc cho đồng nghiệp.
Bởi theo như tôi thấy, bất kỳ ai cũng vậy, khi mới vào làm họ đều có ý tìm tòi, học hỏi rất nhiều thứ. Nhưng khi quen việc rồi, họ sẽ chán! Rồi nhìn ngó sang việc người khác! Hãy nắm bắt tâm lý đó! Hãy trở thành một tay – bị sai việc lành nghề, dễ mến của phòng Kế toán bạn nhé! Không những bạn đươc học hỏi thêm nhiều thứ mà bạn sẽ còn được họ chỉ việc tận tình nữa là khác! Bạn làm, họ ở không! Họ rất thích! Cơ hội quan sát học hỏi của bạn là đây. (Kinh nghiệm của tôi là: bạn hãy là bạn thân của họ trước khi bạn muốn họ chia sẻ cho bạn điều gì! Đừng sấn vào hỏi ngay điều bạn muốn nếu bạn chưa quen lâu vì tôi không muốn bạn chuốc thù hằn, ghim ghút trong lòng đối phương!)
Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng đối với người dễ gần, thoải mái. Còn những người – mang suy nghĩ ích kỷ! Họ sợ ai đó biết rõ công việc họ đang làm, họ mất việc! Thì họ sẽ không muốn chỉ cho ai đâu bạn nhé! Nhưng mà bạn vẫn có thể học được từ người tiền nhiệm của họ! Còn nếu họ chính là “Cổ thụ lâu năm”, thì hãy hỏi thẳng Kế toán trưởng về công việc của họ!
Cho dù, bạn đang bắt đầu học hay đã là một Kế toán viên thì bạn hãy đi từ Kế toán các phần hành trước rồi mới đến Kế toán tổng hợp nha! Hãy trang bị cho riêng bạn những kinh nghiệm thực tế, một nền tảng kiến thức vững chắc, đồng thời bạn cũng quên phải thường xuyên cập nhật những quy định mới trong nghề để sự nghiệp của bạn có thể tiến nhanh, tiến xa trong tương lai. Trường hợp bạn muốn rút ngắn thời gian, bạn muốn đi tắt bạn vẫn có thể theo học các lớp Kế toán tổng hợp thực hành để bạn rút ngắn giai đoạn của kế toán viên (chi tiết). Tôi chúc bạn, tìm được môi trường học cũng như nơi làm việc tốt như bạn mong muốn! Thân chào các bạn!
Nguồn tin: Khoa Kế toán – Tài chính (Sưu tầm)